Trở lại   Chợ thông tin Mỹ phẩm Việt Nam > Làm đẹp & Thời trang > Dầu thơm - Sữa tắm - Sữa dưỡng thể
Tên tài khoản
Mật khẩu


Trả lời
 
Công cụ bài viết Kiểu hiển thị

  #1  
Cũ 01-04-2013, 09:31 AM
tuxuong51a tuxuong51a đang online
Senior Member
 
Tham gia ngày: May 2012
Bài gửi: 240
Mặc định Văn hóa chìa khóa du lịch - Quy Nhơn Bình Định

Hệ thống quảng cáo SangNhuong.com

Văn hóa chìa khóa du lịch - Quy Nhơn Bình Định

Trên thế giới, hàng năm có tới 800 triệu người đi du lịch, trong đó hơn 60% là đi với mục đích tìm hiểu và khám phá những nét văn hóa mới. Tại Việt Nam, mục tiêu đưa văn hóa trở thành “chìa khóa” phát triển du lịch đã rõ, tuy nhiên con đường để đạt được còn lắm chông gai.

Du lịch kể từ khi hình thành đã được coi là “sự mở rộng không gian văn hóa của con người”. Bởi vậy lâu nay cụm từ “ du lịch văn hóa” ngay từ khi xuất hiện đã được coi như một loại hình du lịch, mà điểm đến là những nơi chứa đựng giá trị văn hóa lâu đời như: những công trình kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng….

Xu hướng của các nước đang phát triển

Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục... gần đây du lịch văn hóa được xem là loại Khách sạn tại Quy Nhơn sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ.

Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phương - nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là dấu ấn bản sắc văn hóa tại quốc gia đó. Bởi lẽ, mỗi khu vực trên thế giới có đặc điểm văn hóa khác nhau. Ví dụ, gốc văn hóa phương Đông là nông nghiệp ưa tĩnh, ứng xử với tự nhiên hài hòa, đề cao lối sống cộng đồng, trọng tình nghĩa, ngược lại, gốc văn hóa phương Tây là du mục ưa động, thích chinh phục tự nhiên, đề cao vai trò cá nhân, trọng lý trí. Mỗi quốc gia, dân tộc hình thành trên khu vực đó vừa mang đặc điểm văn hóa bao trùm của khu vực nhưng lại có những bản sắc riêng theo quá trình hình thành, sinh sôi, nảy nở.

Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội. Những quốc gia phát triển mạnh du lịch văn hóa là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, và một số nước thuộc khu vực Nam Mỹ....

Việt Nam bắt nhịp cùng thế giới

Việt Nam là một quốc gia mang dấu ấn rõ nét của nền văn hóa phương Đông nông nghiệp. Nhưng với bản chất của một đất nước nằm giữa ngã ba đường của nhiều luồng tư tưởng văn hóa nên bản sắc của nền văn hóa Việt là sự tiếp biến, giao lưu, dung hòa những yếu tố ngoại lai với yếu tố bản địa. Theo dòng chảy lịch sử, các yếu tố văn hóa kết tinh ở những giá trị vật thể như những công trình kiến trúc nghệ thuật cung vua, phủ chúa, lăng tẩm, chùa chiền, đền đài, miếu mạo, những di tích khảo cổ học,… và những giá trị phi vật thể như ngôn ngữ, nghệ thuật thanh sắc, lễ hội, ẩm thực, trang phục truyền thống, phong cách ứng xử, giao tiếp,… ngay lập tức đã trở thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách phương Tây.

Ở Việt Nam, sự tác động của du lịch đến văn hóa cũng mang cả những yếu tố tích cực và tiêu cực. Du lịch không những giúp mở rộng giá trị sản phẩm văn hóa mà còn giúp bảo tồn, duy trì lâu bền những giá trị văn hóa đang ngày càng bị mai một hoặc bị phá hủy bởi thời gian hay bởi sự lãng quên của người dân bản địa. Nếu không có du lịch, sản phẩm văn hóa chỉ đơn thuần có giá trị lịch sử, nghệ thuật hay khoa học không thể một năm đóng góp một giá trị kinh tế nhất định cho nền kinh tế quốc dân.

Tuy nhiên, du lịch khi thâm nhập vào cộng đồng lại dễ làm thương mại hóa những giá trị văn hóa bản địa thuần túy. Và trong khi bản sắc chưa được sử dụng sao cho thật hiệu quả để quảng bá, giao lưu văn hóa trong du lịch thì các hình thức pha tạp văn hóa lại lên ngôi.

Ví dụ, đến bất kỳ khu du lịch nào vùng dân tộc thiểu số, cũng sẽ gặp, nếu không phải ngôi nhà sàn không rõ thuộc về tộc người nào thì cũng là ngôi nhà gỗ mái cong, lợp ngói âm dương, trạm trổ rồng phượng, không ra đình cũng không ra chùa. Thêm nữa, bản sắc văn hóa địa phương thường được giới thiệu qua cơm lam, rượu cần, thổ cẩm, vòng ốc, dây đeo cổ… vốn được sản xuất ở nước ngoài. Thậm chí đến những chai rượu Sán Lùng - vốn là đặc sản của vùng Lào Cai, cũng được mang ra giới thiệu với thực khách ở các điểm du lịch cách Lào Cai tới vài trăm cây số, thực - hư lẫn lộn.

Có lẽ vì thế, sẽ không quá lời nếu đánh giá đã có nhiều lễ hội văn hóa, nhiều khu du lịch được tổ chức, vận hành theo các tiêu chí văn hóa "ảo", thậm chí mục đích kinh doanh lấn át mục đích văn hóa, du khách tiếp xúc với các màn diễn về văn hóa đã ít nhiều chuyên nghiệp hóa hơn là tiếp xúc trực tiếp với văn hóa trong ý nghĩa thực tiễn sống động của nó.

Thực tế ngành du lịch nước ta, năm 2011, Việt Nam đang phấn đấu để đạt được con số trên 5 triệu khách quốc tế một cách khá chật vật, trong khi nhiều nước xung quanh đã đạt gấp 3 lần, Ma-lai-xi-a đã đón 20 triệu lượt khách. Theo các chuyên gia du lịch: Những gì du lịch Việt Nam chưa làm được, còn yếu kém, phần lớn là ở chỗ chưa thể hiện hiệu quả mối quan hệ gắn bó văn hóa và kinh tế trong du lịch.

Cho nên, sản phẩm quan trọng của du lịch là du lịch văn hóa. Một khi yếu tố văn hóa trong du lịch được coi trọng hàng đầu thì kinh tế cũng theo đó mà phát triển theo cách "xuất khẩu tại chỗ". Tuyên bố Ô-sa-ka của Hội nghị Bộ trưởng Du lịch thế giới vẫn còn nguyên giá trị khi nhìn nhận: "Du lịch là con đẻ của hòa bình, là phương tiện củng cố hòa bình, là phương tiện cân bằng cán cân thanh toán quốc tế". Rõ ràng, không phải ngẫu nhiên mà du lịch hiện đang trở thành ngành kinh tế quan trọng bậc nhất thế giới, sánh ngang với các ngành sản xuất ô-tô, xe máy, kinh doanh vải vóc và thiết bị điện tử. Và càng không ngẫu nhiên mà Đảng ta, từ lâu cũng đã chỉ rõ: "Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao".
Trả lời với trích dẫn


Trả lời


Công cụ bài viết
Kiểu hiển thị

Quyền viết bài
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

vB code is Mở
Mặt cười đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Mở
Chuyển đến

SangNhuong.com


Múi giờ GMT +7. Hiện tại là 02:00 PM


Diễn đàn được xây dựng bởi SangNhuong.com

© 2008 - 2024 Nhóm phát triển website và thành viên SANGNHUONG.COM.
BQT không chịu bất cứ trách nhiệm nào từ nội dung bài viết của thành viên.