PDA

View Full Version : Nhơn lý vui hội dân gian - Quy Nhơn Bình Định


dtt
03-04-2013, 02:49 PM
Nhơn lý vui hội dân gian - Quy Nhơn Bình Định<br>
Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển thành phố Quy Nhơn lần thứ XIII - 2012 tại xã bán đảo Nhơn Lý đã đem đến cho người thưởng ngoạn những nét đẹp văn hóa dân gian đặc sắc, thông qua việc nỗ lực đầu tư dàn dựng chương trình của các đoàn.<br>
Thành công nổi bật của Ngày hội Văn hóa - Thể thao miền biển thành phố Quy Nhơn lần thứ XIII - 2012 là góp phần bảo tồn, quảng bá, tôn vinh những nét đẹp văn hóa dân gian. Ban tổ chức ngày hội đã đưa vào các nội dung thi mới như hát hò đối đáp, đánh bài chòi cổ dân gian như một “thử thách” đối với các đoàn tham gia.<br>
Thành phần thí sinh tham gia hát hò đối đáp không chỉ có những người lớn tuổi mà cả các bạn trẻ. Những câu ca dao quen thuộc như Công đâu công uổng <a href="http://haihuonghotel.com/index.php/vi/tin-tuc/75-quy-dinh-khach-san-tai-quy-nhon.html" target="_blank">khách sạn tại quy nhơn</a> công thừa. Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan… qua giọng hò của các thí sinh đã thấm sâu hơn vào tâm hồn người nghe. Qua mỗi lần hò đối đáp, các đơn vị cứ rơi rụng dần… Đơn vị trụ lại cuối cùng lại không là đội đạt giải cao nhất, bởi cách chấm giải của ban giám khảo là theo chất lượng chứ không phải số lượng. Thạc sĩ âm nhạc Nguyễn Minh Dũng, thành viên ban giám khảo, nhận xét: “Các thí sinh thi hò đối đáp theo nhiều điệu hò của các vùng, miền trong cả nước. Tuy nhiên, để góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống địa phương như mục đích đề ra, ban giám khảo thống nhất chấm điểm cao cho thí sinh của các đơn vị có giọng <a href="http://haihuonghotel.com/index.php/vi/tin-tuc/75-quy-dinh-khach-san-tai-quy-nhon.html" target="_blank">khach san tai quy nhon</a> hò hay, hò đúng điệu hò Bình Định”. Kết quả thi hò đối đáp: xã Nhơn Châu đoạt giải Nhất, xã Nhơn Hải đoạt giải Nhì, phường Ghềnh Ráng đoạt giải Ba.<br>
Phần thi đánh bài chòi cổ dân gian ghi nhận nhiều nỗ lực của các đơn vị. Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao TP Quy Nhơn đã cung cấp tài liệu tham khảo, tổ chức tập huấn hô bài chòi cho các đơn vị tham gia nên phần thi này diễn ra khá thành công. Các xã Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Châu tiến đến vòng chung kết là nhờ có hạt nhân làm anh hiệu hô bài chòi tốt, thể hiện được sự tiếp cận riêng với bài chòi cổ dân gian. Xã Nhơn Hải xuất sắc đoạt giải Nhất, xã Nhơn Châu giải Nhì, xã Nhơn Lý giải Ba. Ngoài phần thi của các đơn vị, Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao TP Quy Nhơn cũng đã tổ chức Hội đánh bài chòi cổ dân gian liên tục trong các ngày hội, thu hút hàng trăm lượt người tham gia và hàng ngàn người dân đến thưởng thức. Ông Nguyễn Dư (64 tuổi), Đội phó Đội văn nghệ xã Nhơn Hải, tâm sự: “Tôi hát dân ca bài chòi cho phong trào văn nghệ quần chúng đến nay đã gần 50 năm nhưng lần đầu tiên tham gia thi đánh bài chòi cổ dân gian này đã giúp tôi hiểu thêm về những nét đặc sắc, tính nghệ thuật cao của bài chòi cổ dân gian Bình Định. Đây chính là nội dung thi thiết thực, hấp dẫn của ngày hội cần tiếp tục được duy trì và phát triển hơn ở những lần sau…”.<br>
Ban tổ chức quy định thời lượng chương trình mỗi đơn vị tham gia liên hoan ca múa nhạc dân gian không quá 20 phút, nhưng nhiều đơn vị có lực lượng hạt nhân văn nghệ mạnh đã đầu tư dàn dựng chương trình kéo dài hơn với nội dung phong phú, cách thể hiện sinh động, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca ngợi tình yêu quê hương đất nước, con người; tinh thần lao động sáng tạo, sự giàu đẹp, trù phú của biển cả và tiềm năng kinh tế biển. Quy định phải có ít nhất 2 tiết mục đàn, hát dân ca đều được các đơn vị “vượt khung” với nhiều tiết mục đặc sắc. Chương trình ca múa nhạc dân gian của phường Trần Phú (giải Nhất) với chủ đề “Ngày hội trên quê hương” gây ấn tượng mạnh cho người xem với Giai điệu quê hương (múa), Duyên hải quê hương tôi (múa hát dân ca)… Chương trình ca múa nhạc của xã Nhơn Hải (giải Nhì) mang chủ đề “Nhịp sống quê hương” cũng đặc sắc không kém với các mục hát múa dân ca, hòa tấu nhạc cụ dân tộc. Chương trình của xã Nhơn Châu (giải Nhì) tạo nhiều cảm xúc với lời bộc bạch “vượt sóng về với anh em bạn bè”.<br>
Ông Đặng Tiên Hoàng, Trưởng thôn Lý Lương, xã Nhơn Lý, bày tỏ: “Ngày hội thực sự đem đến không khí vui tươi rộn ràng cho xã Nhơn Lý. Người dân trong thôn chúng tôi càng thắm tình đoàn kết hơn khi được đóng góp vào những hoạt động văn hóa, thể thao sôi động…”.<br>
Gò Thị - Di tích văn hóa Sa Huỳnh trên đất Vĩnh Thạnh Bình Định<br>
Gò Thị thuộc thôn Vĩnh Bình, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh, một địa danh được biết đến bởi những loạt trống Đông Sơn loại I được phát hiện tại đây.<br>
Đáng chú ý, trong tổng số 14 trống đồng Đông Sơn được phát hiện thì tại Gò Thị từ năm 1998 người ta đã tìm thấy 6 trống, tất cả các trống đều chôn ngửa (mặt xuống dưới chân lên trên đặc biệt có 2 trống chôn lồng vào nhau bên trong chôn theo đồ tùy táng có đồ trang sức, và một số mảnh gốm thô, xương người .<br>
Với những phát hiện này, giới nghiên cứu cho rằng, Gò Thị có lẽ là khu Làng ma của cư dân cổ trên vùng đất này, còn cư dân này là ai thì chưa có câu trả lời xác đáng. Điều thú vị nhất ở Gò Thị là chúng ta không chỉ là tìm thấy hàng loạt trống đồng, mà tại Gò Thị còn là di tích cư trú của người cổ xưa vùng này.<br>
Năm 2010, các chuyên gia khảo cổ học của Viện Khảo cổ học Việt Nam PGS. TS Phạm Minh Huyền, chuyên gia Nhật Bản TS. NISIMURA đã đến khảo sát tại di tích này và qua dấu vết để lại như các mảnh gốm của các loại hình như nồi, bình, vò đã khẳng định với Gò Thị là một di tích cư trú của cư dân cổ.<br>
Trong chương trình khảo sát lập bản đồ Khảo cổ học, năm 2012 Bảo tàng Bình Định cùng với chuyên gia khảo cổ của Trường Đại học KHXH và nhân văn (Đại học quốc gia Hà Nội) lại đến khảo sát Gò Thị, một lần nữa khẳng định Gò Thị dấu vết tầng văn hóa (lớp đất đen) dày từ 0,80m - 1m, bên trong còn kèn dày mảnh gốm thô, da miết láng, da tô đen màu chì, một số mảnh trang trí hoa văn thừng, in mép vỏ sò vv..., một đặc trưng điển hình trong hoa văn trang trí gốm Sa Huỳnh. Gò Thị, là di tích cư trú của cư dân thuộc nền văn hóa Sa Huỳnh trên đất VĩnhThạnh. Giữa chủ nhân trống đồng Đông Sơn và cư dân cổ Sa Huỳnh này có mối quan hệ gì với nhau không, cần phải được nghiên cứu tiếp tục trong tương lai.<br>
Với kết quả khảo sát trên, Bảo tàng Bình Định đang sẽ cùng với ngành chức năng của huyện, cụ thể là Phòng Văn hóa-Thông tin huyện, UBND xã Vĩnh Thịnh có kế hoạch bảo vệ di tích, khi có điều kiện sẽ phối hợp khai quật, nghiên cứu di tích văn hóa này.