PDA

View Full Version : Trò chuyện với người níu hồn võ việt - Thành phố Quy Nhơn Bình Định


nvtrieu
01-04-2013, 09:42 AM
Trò chuyện với người níu hồn võ việt - Thành phố Quy Nhơn Bình Định<br>
Đó là Võ sư Phạm Phong, Phó chủ tịch Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam, Giám đốc Trung tâm UNESCO Bảo tồn - Phát triển Văn hóa, Thể thao dân tộc Việt, tác giả cuốn sách “Lịch sử Võ học Việt Nam” vừa được Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin phát hành. Với mục đích bảo tồn và phát huy tinh hoa của nền võ học Việt Nam, tập sách cho thấy tác giả muốn níu giữ lại cái hay, cái đẹp của Võ Việt đang có nguy cơ mai một... <br>
Nhân dịp tỉnh đang chuẩn bị cho Liên hoan quốc tế võ cổ truyền Việt Nam lần thứ IV-Bình Định năm 2012 sẽ diễn ra vào đầu tháng 8 tới tại Bình Định, Võ sư Phạm Phong đã dành cho PV Báo Bình Định cuộc trao đổi xung quanh tập sách Võ này.<br>
+ Thưa Võ sư, xin ông giới thiệu đôi nét về quá trình hình thành “Lịch sử Võ học Việt nam” ?<br>
- Tôi sinh trưởng ở Miền đất võ, được tham gia học võ từ thời niên thiếu. Sau ngày giải phóng (năm 1975), tôi có cơ may được làm việc <a href="http://haihuonghotel.com/vi/tin-tuc/71-khach-san-o-quy-nhon.html" target="_blank">khách sạn ở Quy Nhơn</a> trong ngành Văn hóa, Thể thao, Võ thuật, nên càng gắn bó mật thiết với các vị võ sư trong và ngoài nước. Năm 1997, tôi được UBND tỉnh Bình Định và Ủy ban Thể dục Thể thao VN giao nhiệm vụ Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu khoa học và Chủ biên quyển sách “Bước đầu Nghiên cứu nguồn gốc - Đặc trưng Võ cổ truyền Bình Định”. Qua hơn 3 năm cùng Ban Chủ nhiệm Đề tài đi điền dã nhiều nơi để nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, gặp gỡ các võ sư tâm huyết và biên soạn tác phẩm, tôi đã chứng kiến sự “biến mất” khá nhanh chóng các “bảo bối” về võ học lẫn việc các lão võ sư cao niên đã lần lượt qua đời gần hết, nhiều làng võ, dòng tộc uyên thâm cả văn lẫn võ, môn phái võ lừng danh một thời, nay chỉ còn trong ký ức.<br>
Lo sợ trước thực trạng trên, nên tôi xin thôi không tham gia công tác quản lý nữa, chuyển sang lĩnh vực báo chí để có điều kiện tập trung toàn bộ tâm lực, thời gian tiếp tục mở rộng qui mô nghiên cứu, sưu tầm, khai thác các nguồn tư liệu, sách sử, hiện vật có liên quan đến võ cổ truyền dân tộc trên phạm vi cả nước và đến đầu năm 2001, tôi bắt tay viết tiếp tác phẩm LỊCH SỬ VÕ HỌC VIỆT NAM. Sau gần 12 năm, vừa sưu tầm, khai thác các nguồn tư liệu còn lại quá ít, nằm rải rác trong dân gian, gặp gỡ các dòng tộc giỏi võ, môn phái, võ sư tâm huyết để trao đổi, phỏng vấn, quay phim, chụp ảnh và xin sao chép các nguồn tư liệu, vừa phân lọc, tra cứu, biên soạn… Ngày 17.6 vừa qua, sách đã hoàn thành và ra mắt độc giả trong và ngoài nước. Theo tâm nguyện của tác giả, toàn bộ số tiền thu được từ việc bán sách, ủng hộ, tài trợ của các đơn vị, nhà hảo tâm, đều đưa hết vào QUỸ HỖ TRỢ TÀI NĂNG VÕ VIỆT và giúp đỡ các lão võ sư nghèo, gặp hoạn nạn.<br>
+ Ông đã gặp những khó khăn, thuận lợi gì trong thực hiện tập sách ?<br>
- Trong quá trình thực hiện, tôi đã gặp vô vàn khó khăn, trở lực, nhiều lúc tôi có ý định bỏ cuộc giữa chừng, vì nhiều lẽ.<br>
Không xác định được nguồn tư liệu ở đâu, nên phải lặn lội đi tìm kiếm khắp mọi nơi, như thể “tìm kim đáy biển”. Nhiều trường hợp, sau nhiều tháng lặn lội tìm nơi ở của các dòng tộc trước đây có Tổ tiên là võ tướng, võ quan, Tiến sĩ võ còn cất giữ nhiều tư liệu quí hiếm, nhưng khi đến nơi thì các trưởng tộc, võ sư cao niên đã qua đời. Theo tập tục người thân đem đốt hoặc chôn theo người chết các vật dụng quá cũ mà người thân không đọc được (tư liệu bằng chữ Hán - Nôm). Trong một thời gian dài, tôi đã đi “gõ cửa” khắp các bộ, ngành hữu quan, để “kêu cứu” và đề xuất việc sớm sưu tầm, bảo tồn, chấn hưng và nâng tầm Võ Việt, trước nguy cơ bị biến dạng, mất gốc nhưng không được ủng hộ, giúp đỡ. Năm 2009, tôi đổ bệnh phải mổ 2 lần, sức khỏe giảm sút, không thể đi tiếp, viết tiếp, nên đành phải gián đoạn một thời gian và có ý định bỏ cuộc.<br>
Song, có lẽ sự động viên lớn nhất để tôi tiếp tục công việc là đến đâu cũng được các dòng tộc, môn phái, võ sư tâm huyết giúp đỡ, hiến tặng, cho sao chép, chụp ảnh, quay phim các tư liệu, hiện vật, sách sử về võ học và khích lệ tôi gắng sức viết hoàn thành quyển sách Lịch sử Võ học VN, để báo cáo lên các cấp lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, các Bộ, Ngành hữu quan nâng võ dân tộc trở thành “Quốc võ” như cách đây hơn 200 năm nhà Tây Sơn đã thể hiện và gìn giữ cho muôn đời sau khỏi mất gốc.<br>
+ Theo ông, điều gì làm ông tâm đắc khi làm tập sách này?<br>
- Điều tâm đắc nhất là trong thời gian thực hiện tác phẩm, tôi đã chủ động đặt vấn đề với Báo Tuổi Trẻ xây dựng bộ phim “HUYỀN THOẠI MIỀN ĐẤT VÕ” gồm 6 tập (Bộ lần đầu tiên dàn dựng theo theo thể loại lịch sử võ học, tương đối công phu) để vinh danh quê hương, đất nước, con người và các anh hùng, hào kiệt, danh nhân Miền đất võ (Bình Định). Bộ phim đã phát hình nhiều lần trong và ngoài nước. Đặc biệt, trong tác phẩm Lịch sử Võ học VN vừa xuất bản, tôi đã dành nhiều trang sách viết về truyền thống thượng võ oai hùng, bất khuất của quê hương Miền đất võ. <br>
Theo tâm nguyện, sau khi trao tặng sách cho các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, Ngành hữu quan, tôi sẽ về quê nhà kính dâng lên Hoàng Đế Quang Trung và trao tặng sách các vị lãnh đạo tỉnh, Bảo tàng, Thư viện tỉnh…<br>
+ Xin cảm ơn Võ sư đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi lý thú.<br>
LỊCH SỬ VÕ HỌC VIỆT NAM dày 784 trang, gồm hai chương, 12 mục, hơn 80 tiểu mục khái quát quá trình hình thành, các giai đoạn phát triển, các mốc son, sự kiện lịch sử oai hùng của nền Võ học dân tộc từ thời các Vua Hùng dựng nước đến nay.<br>
Cuốn sách giới thiệu toàn bộ hệ thống Võ học Việt Nam bao gồm: Võ lý, Võ lễ, Võ đạo, Võ cử, Võ thuật, Võ y (Y võ) Võ nhạc, Võ phục; sự nghiệp lẫy lừng của các bậc Tổ nghiệp; Tiên đế, anh hùng dân tộc đại võ công; các di tích, vùng đất võ, các khoa cử, danh nhân võ học có nhiều đóng góp vào nền võ học, vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, sách còn giới thiệu rất nhiều bài võ cổ; các chủng loại binh khí đặc dụng mà cha ông ta đã sử dụng để đánh thắng tất cả các đội quân xâm lược.