PDA

View Full Version : Các ông bầu bóng đá bi quan về tương lai


huongttt
29-03-2013, 02:40 PM
Các ông bầu bóng đá bi quan về tương lai<br>
Các ông bầu còn kiên trì thì đều chọn cắt giảm chi phí, kêu gọi nhiều nguồn trợ giúp khác để đối phó với tình hình khó khăn hiện nay. Một số khác không thấy hy vọng nên đã dứt áo ra đi.<br>
<br>
Bầu Đệ cho biết Thanh Hoá sẽ sử dụng cầu thủ trẻ để tiết kiệm chi phí. Ảnh: Kỳ Lân.<br>
<img src="http://kientrucsaigon.net/GIAO-TRINH/GT-CO-SO-TAO-HINH/PHAN2/2-VAN-DUNG-TUONG-PHAN-THIET-KE-NHA.jpg" border="0" alt=""><br>
Bóng đá Việt Nam phát triển lên chuyên nghiệp từ hơn 10 năm trước gắn liền với sự có mặt của các ông bầu. Từ bầu Kiên, bầu Thắng, bầu Đức là những người đi tiên phong đầu tư vào bóng đá, gần đây sự xuất hiện của các vị Chủ tịch CLB có tiềm lực tài chính mạnh mẽ như ông Đỗ Quang Hiển, Hoàng Mạnh Trường, Nguyễn Đức Thuỵ giúp V-League "sống khoẻ". Giai đoạn 2008-2012 chứng kiến sự phát triển nóng bất bình thường của bóng đá Việt Nam. Những bản hợp đồng chuyển nhượng với mức lót tay cả chục tỷ đồng, lương cầu thủ cao bất hợp lý so với mức thu nhập bình quân, hiện tượng nhập tịch ồ ạt cho ngoại binh hay một ông chủ hai đội bóng là các bất cập của bóng đá Việt Nam mà ở đó, sự quản lý của VFF bị cho là không theo kịp.<br>
Bước sang mùa giải năm nay, cùng với khủng hoảng kinh tế, bóng đá Việt Nam đối diện với nguy cơ tụt hậu khi nhiều ông bầu tuyên bố rút lui hay cắt giảm tối đa chi phí cho bóng đá. Trong mùa giải vừa qua, bầu Đệ tiết lộ chi phí nuôi đội bóng Thanh Hoá lên tới 80 tỷ đồng. Trong số này, một phần đến từ sự hỗ trợ của tỉnh và một vài doanh nghiệp tâm huyết <a href="http://www.youtube.com/watch?v=eFmvmqBJp0k" target="_blank">thiet ke nha dep</a> với bóng đá ở Thanh Hoá. Tuy nhiên, phần lớn vốn đầu tư cho CLB từ túi của bầu Đệ. Bước sang mùa giải mới, ông bầu này khẳng định để đối mặt với tình hình tài chính khó khăn, CLB Thanh Hoá sẽ tiết kiệm chi phí tối đa. “Quỹ hoạt động của đội bóng sẽ phải cắt giảm và chắc chắn chi phí cho lương thưởng của cầu thủ sẽ phải ở mức hợp lý hơn. Các cầu thủ ngoại với mức lương tính bằng USD sẽ phải ra đi. Ngay khi kết thúc mùa giải vừa qua, Thanh Hoá đã chấm dứt hợp đồng với nhiều ngoại binh và cầu thủ nhập tịch. Lực lượng thay thế sẽ là các cầu thủ trẻ ở đội U19, U21 Thanh Hoá”, ông Đệ nói.<br>
<br>
Trong khi đó, đội bóng láng giềng của Thanh Hoá là SLNA cũng lâm vào tình trạng khó khăn bởi nhà tài trợ là ngân hàng Bắc Á đang cân nhắc khả năng có tiếp tục đầu tư nữa hay không. Theo hợp đồng ký kết có thời hạn 3 năm giữa đội bóng xứ Nghệ và nhà tài trợ, SLNA có 70 tỷ đồng để hoạt động trong một năm. Tuy vậy, do tình hình kinh tế khủng hoảng chung, sau thời hạn 3 năm, bà bầu Thái Thị Hương - Chủ tịch Ngân hàng Bắc Á muốn sự tiếp sức của tỉnh và các doanh nghiệp khác ở Nghệ An để nuôi đội bóng bắt đầu từ mùa giải này.<br>
<br>
Không chỉ bầu Đệ, bầu Hương kêu khó, vị Chủ tịch có tiếng là chịu chơi như ông Nguyễn Đức Thuỵ cũng khẳng định phải gồng mình để nuôi đội bóng. "Thiếu gia" Sài Gòn Xuân Thành của bầu Thuỵ mùa vừa qua tiêu tốn tới hơn 100 tỷ đồng. Mới từ hạng nhất lên chơi V-League nhưng đội bóng TP HCM thể hiện sự chịu chơi của mình khi liên tiếp mua sắm các ngôi sao bổ sung vào đội hình. Lần lượt, Tấn Trường, Phước Tứ, Huỳnh Kesley, Minh Đức, Đình Luật, Nguyễn Rogerio cập bến Sài Gòn Xuân Thành. Cùng với các ngoại binh xuất sắc do chính tay HLV Trần Tiến Đại chọn lựa như Antonio Carlos, Moses, Nsi, đội bóng của bầu Thuỵ có mùa giải bùng nổ với vị trí thứ ba V-League ngay mùa đầu tiên góp mặt. Đội bóng thành công là vậy, nhưng bầu Thuỵ cũng khá rụt rè khi nói về mùa giải sắp tới: "Các chi phí cho đội bóng sẽ phải được kiểm soát, đặc biệt là khung lương của cầu thủ không được phá vỡ". Mới đây, Sài Gòn Xuân Thành không gia hạn hợp đồng với ngôi sao Huỳnh Kesley cũng vì lý do này.<br>
<br>
Ông Võ Quốc Thắng - Chủ tịch CLB Đồng Tâm, Chủ tịch VPF là người hiếm hoi có cái nhìn khả quan hơn. Theo ông, mặc dù có những khó khăn do ảnh hưởng của kinh tế, nếu biết "liệu cơm gắp mắm", các CLB vẫn có thể hoạt động tốt. Thậm chí, đây chính là cơ hội để bóng đá Việt Nam cơ cấu lại, tìm lại các giá trị thực bị đánh mất trong giai đoạn phát triển quá nóng. "Chính các ông bầu và đội bóng đẩy chi phí hoạt động lên cao. Trước đây, mỗi đội bóng cần 30-40 tỷ đồng cho một mùa giải thì nay con số này lên tới cả trăm tỷ đồng. Lương cầu thủ tăng cao nhưng sự chuyên nghiệp của họ lại đi xuống", ông Thắng phân tích.<br>
<br>
Vị Chủ tịch VPF cho rằng thay vì đưa ra những kế hoạch lương thưởng cụ thể từ đầu mùa, trong nhiều trường hợp các ông bầu khá tùy hứng trong các quyết định thưởng, phạt, mua bán cầu thủ, dẫn đến tình trạng cầu thủ cò kè tiền thưởng, tiền lót tay. Chi tiêu cho đội bóng do đó cũng rất thiếu tính kế hoạch.