PDA

View Full Version : Du lịch văn hóa tâm linh - tiềm năng khai thác, phát tiển Bình Định


minhthuco
27-03-2013, 12:44 PM
Du lịch văn hóa tâm linh - tiềm năng khai thác, phát tiển Bình Định<br>
Ngày nay, khi cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao về vật chất lẫn tinh thần thì nhu cầu tham quan, du lịch, nghỉ ngơi sau những ngày làm việc căng thẳng càng được nhiều người quan tâm hơn. <br>
<br>
Lễ hội Vía Bà Nhơn Phong - Ảnh Hoa Khá<br>
<br>
Hiện nay, đã có nhiều loại hình du lịch ra đời nhằm đáp ứng cho du khách như: du lịch văn hóa, du lịch mạo hiểm, du lịch biển, du lịch MICE… Trong đó, có thể nói loại hình du lịch văn hóa tâm linh đang là một xu hướng phát triển mới mà các công ty lữ hành đang hướng đến để phục vụ nhu cầu tham quan, chiêm bái, hành hương của khách du lịch.<br>
Thế nào là Du lịch tâm linh? Hiện nay chưa có một định nghĩa hay khái niệm chính xác về du lịch tâm linh. Có thể tạm hiểu rằng đề cập đến tâm linh tức là nói đến tín ngưỡng, tôn giáo, chẳng hạn các lễ hội tôn giáo: lễ hội Chùa Hương (Hà Nội), lễ hội Quán Thế Âm (Đà Nẵng), lễ hội Ponagar (Nha Trang), lễ hội Katê (Ninh Thuận)… và lễ hội tín ngưỡng dân gian như: lễ hội Thánh Gióng (Hà Nội), lễ hội Cầu Ngư (Bình Định, Bình Thuận), lễ hội vía Bà núi Sam (Châu Đốc)... Điều này cho thấy, có khi nhu cầu tâm linh là động cơ chính, cũng có khi nhu cầu du lịch là động cơ chính. Tuy nhiên kết quả hưởng thụ của khách du lịch tâm linh luôn luôn là cùng một mức độ mặc dù đi với động cơ nào.<br>
Du lịch tín ngưỡng là một hình thức du lịch phát triển rất mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới. Du khách theo loại hình du lịch này thường tìm đến các đình, chùa, các thắng tích tôn giáo để vãn cảnh, cúng bái, cầu nguyện… Tại đây, du khách sẽ hòa vào dòng tín đồ để cảm nhận vẻ yên bình, thanh thản ở những thắng tích tôn giáo nổi tiếng. Còn du lịch tâm linh gần đây đã hình thành và đang phát triển ở những quốc gia châu Á, đặc biệt những quốc gia theo Phật giáo như Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan. Ở nước ta hàng năm, một số chùa đã tổ chức các khóa tìm hiểu và nghiên cứu tôn giáo, các khóa tu thiền hoặc một số công ty lữ hành tổ chức đưa khách <a href="http://haihuonghotel.com/index.php/vi/tin-tuc/53-khach-san-quy-nhon.html" target="_blank">khách sạn quy nhơn</a> đến tham quan tại các quốc gia châu Á từng in dấu chân của Phật Thích Ca Mâu Ni lúc sinh thời.<br>
Bình Định là vùng đất có nhiều danh lam cổ tự mang nhiều giá trị độc đáo về kiến trúc và bề dày về lịch sử văn hoá. Đây là một lợi thế so sánh giúp Bình Định khai thác loại hình du lịch văn hóa tâm linh. Trong số đó, một số ngôi chùa tiêu biểu sau đây là điểm dừng chân thường xuyên của khách du lịch mỗi khi đặt chân đến Bình Định.<br>
Chùa Thập Tháp Di Đà: tọa lạc tại thôn Vạn Thuận, xã Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, cách TP. Quy Nhơn khoảng 30km về phía Bắc. Năm 1665 Thiền sư Nguyên Thiều lập ngôi chùa nhỏ để tham thiền và hoằng dương Phật pháp. Đến năm 1680, chùa chính thức được xây dựng quy mô lớn lấy hiệu là “Thập Tháp Di Đà tự”. Năm Minh Mạng nguyên niên (1820), chùa được vua sắc phong Sắc tứ Thập Tháp Di Đà tự, tính đến nay đã trên 300 năm tuổi. Theo truyền thuyết, chùa xây bằng gạch lấy từ 10 ngọn tháp Chàm đổ nát ở đồi Long Bích nên mới gọi là chùa Thập Tháp. Chùa có kiến trúc hình chữ Khẩu, mái lợp ngói âm dương, chia thành bốn khu vực: chánh điện, phương trượng, Đông đường và Tây đường. Ngoài kiến trúc bên trong, chùa Thập Tháp còn làm du khách ngỡ ngàng đến khâm phục khi chiêm ngưỡng khu vườn tháp cổ với 21 bảo tháp lớn nhỏ mang phong cách kiến trúc của nhiều thời đại khác nhau từ thế kỷ XVII - XX. Ngoài ra, những bức tượng thờ, hoành phi, bao lam, tủ thờ, bàn ghế được chạm khắc, cẩn xà cừ công phu tỉ mỉ, chùa còn lưu giữ đôi câu đối do chính chúa Nguyễn Phúc Chu viết tặng năm 1701; bức hoành phi của vua Minh Mạng ban tặng và nhiều bộ kinh cổ khắc gỗ và in giấy. Trong tất cả các chùa chiền ở miền Trung Việt Nam được xây dựng vào thời Lê - Nguyễn thì chùa Thập Tháp Di Đà ở Bình Định là ngôi chùa cổ thuộc thiền phái Lâm Tế. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, dù kiến trúc cũ và mới đan xen nhưng chùa vẫn giữ được tổng thể hài hòa. Năm 1990, chùa Thập Tháp Di Đà được Bộ Văn hóa - Thông tin công <a href="http://haihuonghotel.com/index.php/vi/tin-tuc/53-khach-san-quy-nhon.html" target="_blank">khach san quy nhon</a> nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Hàng năm, chùa đón tiếp hàng ngàn Phật tử và du khách trong và ngoài nước đến tham quan chiêm bái.<br>
Chùa Long Khánh: là một ngôi chùa lớn toạ lạc tại số 141 Trần Cao Vân, thành phố Quy Nhơn, là một trong những trung tâm Phật giáo lớn của Bình Định, nơi sinh hoạt lễ bái của giới tăng ni phật tử và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn cho du khách gần xa khi đến Bình Định. Theo các tư liệu lịch sử, chùa được lập từ năm 1715, kiến trúc nguyên thủy của chùa không còn nữa. Ngôi chùa hiện nay về cơ bản được xây dựng lại vào năm 1956 và hoàn thiện vào năm 1972. Chùa được kiến trúc theo hình chữ “Khẩu” phía trước có chánh điện gồm Thượng điện và Hậu điện. Phần Thượng điện thờ Phật Adiđà và Quan âm Chuẩn đề, Hậu điện thờ Phật tổ Thích Ca. Hai bên có Đông phòng và Tây phòng. Hai dãy này là chỗ dành riêng cho tăng ni. Phía sau là Tổ đình, thờ các vị khai sơn phá thạch. Mặc dù đã qua bao lần trùng tu, tái tạo, chùa Long Khánh vẫn mang những giá trị di tích lịch sử - văn hoá đặc sắc, là một trong những ngôi chùa có niên đại cổ kính nhất ở Bình Định. Ngày nay, du khách gần xa khi đến chùa không thể không có những phút giây cảm giác tĩnh mịch, sâu lắng và tôn kính như đi vào thế giới hư vô cực lạc.<br>
Chùa Linh Phong: Chùa được lập từ năm 1702 trên lưng chùng một ngọn đồi ở phía nam Núi Bà, thuộc xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km về phía Bắc. Chùa dựa lưng vào núi cao, mặt trông ra biển, xung quanh có sông uốn lượn, phong cảnh thanh tao kỳ vĩ, không gian tĩnh mịch, với tên ban đầu là Dũng Tuyền, đến năm 1733, chúa Nguyễn Phúc Chu xuống chiếu cho xây lại chùa và đổi tên là Linh Phong, ban cho sư trụ trì (ông Núi) pháp hiệu "Tĩnh Giác Thiện Trì Đại Lão Thiền Sư". Có truyền thuyết kể rằng vua Minh Mạng nằm mơ được Đại Lão thiền sư dâng thuốc chữa khỏi bệnh nên đã xuống chiếu cấp tiền bạc để trùng tu lại chùa năm 1829. Hằng năm cứ đến ngày 24 và 25 tháng giêng, Chùa Ông Núi tổ chức giỗ Hòa thượng Thích Viên Minh, người trụ trì ngôi chùa lúc sơ khai và luôn thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch đến tham quan, lễ Phật.